Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_tấn_công_Rzhev-Vyazma_(1943)

Quân đội Liên Xô

Đầu năm 1943, Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô bắt đầu lập kế hoạch giải quyết một lần và vĩnh viễn vấn đề Rzhev. Lưc lượng tham gia gồm cánh trái của Phương diện quân Kalinin (bao gồm các Tập đoàn quân số 22, 39, 41, 43 và Tập đoàn quân không quân số 3) và Phương diện quân Tây (Tập đoàn quân số 5, 10, 20, 31, 33, 49, 50 và Tập đoàn quân không quân số 1). Ngày 6 tháng 2 năm 1943, tư lệnh Phương diện quân Kalinin, tướng M. A. Pukaryev và tư lệnh Phương diện quân Tây, tướng V. D. Sokolovsky nhận chỉ thị từ Bộ Tổng tư lệnh Tối cao về việc chuẩn bị một đợt tấn công mới. Mục tiêu chiến dịch này cũng tương tự như các chiến dịch trước đó: bao vây và tiêu diệt chủ lực của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức).

Chiến dịch được dự định bắt đầu từ ngày 15 tháng 2 năm 1943. Kế hoạch dự kiến sử dụng Phương diện quân Tây, Phương diện quân Bryansk và Phương diện quân Trung tâm mở hai mũi tấn công thọc sâu sang hướng Tây và lên hướng Tây Bắc qua Smolensk và Orsha, đẩy cụm quân Đức tại Rzhev - Vyazma vào thế gần như bị bao vây, tạo ra một "vách ngăn" giữa Cụm tập đoàn quân Trung tâm và Cụm tập đoàn quân Nam (Đức), buộc quân Đức phải đi đường vòng nếu muốn chuyển quân từ cụm Trung tâm sang cụm Nam. Tuy nhiên, sau khi đi kiểm tra mặt trận, I. V. Stalin đồng ý cho lùi thời điểm mở chiến dịch đến ngày 24 tháng 2 do hệ thống đường sắt không đảm bảo vận chuyển người và phương tiện đến mặt trận đúng thời gian.[7]

Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã cũng đã có kế hoạch rút quân khỏi chỗ lồi Rzhev - Vyazma. Ngày 1 tháng 3, phát hiện quân Đức bắt đầu rút bỏ nhiều chốt tiền tiêu trên khu vực phía bắc Rzhev, phía đông Sychyovka, Gzhatsk, Vyazma và phía Tây Yukhnov, Mosalsk, chủ lực Phương diện quân Tây và cánh trái của Phương diện quân Kalinin (Liên Xô) đã phải vội vã chuyển sang chiến thuật tấn công truy kích mà không kịp điều chỉnh kế hoạch.[8]

Quân đội Liên Xô tham gia chiến dịch gồm có:

  • Phương diện quân Kalinin do thượng tướng M. A. Purkayev chỉ huy, sử dụng cánh trái tham gia chiến dịch:
    • Tập đoàn quân 22 của thiếu tướng D. M. Seleznev, biên chế có:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn và 1 lữ đoàn
      • Pháo binh: 8 trung đoàn pháo mặt đất và súng cối, 4 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 1 quân đoàn và 1 lữ đoàn cơ giới
    • Tập đoàn quân 39 (thành lập lần thứ hai) của trung tướng A. I. Zygin, biên chế có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn và 4 lữ đoàn.
      • Pháo binh: 12 trung đoàn pháo mặt đất và súng cối, 1 trung đoàn pháo phòng không
      • Thiết giáp: 2 lữ đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn cơ giới.
    • Tập đoàn quân 41 của thiếu tướng I. M. Managarov, biên chế có:
      • Bộ binh: 1 quân đoàn và 4 sư đoàn.
      • Pháo binh: 10 trung đoàn pháo và súng cối, 2 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 1 quân đoàn cơ giới và 1 lữ đoàn xe tăng
    • Tập đoàn quân 43 của trung tướng K. D. Golubev, biên chế gồm có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn.
      • Kỵ binh: 1 sư đoàn
      • Pháo binh: 6 trung đoàn pháo binh và súng cối, 2 tiểu đoàn pháo binh độc lập, 2 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng.
  • Phương diện quân Tây do trung tướng V. D. Sokolovsky chỉ huy. Có 6/10 tập đoàn quân tham gia chiến dịch:
    • Tập đoàn quân 5 của thượng tướng Ya. T. Cherevichenko, biên chế gồm có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn.
      • Pháo binh: 1 sư đoàn và 9 trung đoàn pháo, súng cối; 1 trung đoàn Katyusha; 1 sư đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn pháo tự hành.
    • Tập đoàn quân 20 của trung tướng N. E. Berzarin, biên chế gồm có:
      • Bộ binh: 1 quân đoàn và 9 sư đoàn độc lập.
      • Pháo binh: 1 sư đoàn và 14 trung đoàn pháo, súng cối; 1 sư đoàn và 2 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 3 tiểu đoàn pháo tự hành.
    • Tập đoàn quân 30 của trung tướng V. Ya. Kolpakchi, biên chế gồm có:
      • Bộ binh: 7 sư đoàn và 1 lữ đoàn.
      • Pháo binh: 8 trung đoàn pháo và súng cối, 2 trung đoàn Katyusha, 2 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: 3 lữ đoàn xe tăng, 2 trung đoàn pháo tự hành.
    • Tập đoàn quân 31 của thiếu tướng V. S. Polenov, biên chế gồm có:
      • Bộ binh: 8 sư đoàn
      • Pháo binh: 12 trung đoàn pháo và súng cối, 2 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 3 lữ đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo tự hành, 1 tiểu đoàn xe bọc thép trang bị súng phun lửa.
    • Tập đoàn quân 33 của thượng tướng V. N. Gordov, biên ché gồm có:
      • Bộ binh: 1 quân đoàn và 8 sư đoàn.
      • Pháo binh: 15 trong đoàn pháo và súng cối, 1 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 3 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn xe bọc thép.
    • Tập đoàn quân 49 của trung tướng I. G. Zakharkin, biên chế gồm có:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn.
      • Pháo binh: 4 trung đoàn pháo và súng cối, 1 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 1 tiểu đoàn xe tăng.
    • Tập đoàn quân 50 của trung tướng I. V. Boldin, biên chế gồm có:
      • Bộ binh: 6 sư đoàn
      • Pháo binh: 5 trung đoàn pháo và súng cối, 1 trung đoàn pháo phòng không.
      • Thiết giáp: 2 lữ đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn cơ giới độc lập.

Quân đội Đức Quốc xã

Mặc dù Rzhev - Vyazma được coi là nền tảng của mặt trận phía Đông của quân đội Đức Quốc xã nhưng đến mùa xuân năm 1943 thì quân đội Đức không còn đủ lực lượng để duy trì "nền tảng" ấy nữa. Các cuộc chiến ở phía Nam mặt trận Xô - Đức trong các chiến dịch tại khu vực Stalingrad, khu vực trung lưu sông Đông đã làm tiêu hao nhiều sinh lực của cả quân Đức và quân đồng minh của nước Đức Quốc xã. Để phục vụ cho Kế hoạch "Thành trì", Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức buộc phải rút quân tại khu vực Rzhev - Vyazma để tăng cường cho cánh quân phía Bắc Kursk. Quân đội Đức Quốc xã đã có 9 biện pháp trong kế hoạch hành quân mang tên "Con Trâu" để chuẩn bị cho việc rút quân từ tháng 2 năm 1943:[9]

  • Khảo sát và xây dựng một tuyến phòng thủ mới ở phía sau.
  • Thiết lập và đưa vào hoạt động một số cứ điểm phòng thủ
  • Chuẩn bị một "vùng trắng" có chiều sâu khoảng 100 km
  • Xây dựng 200 km đường cho xe ô tô và 600 km đường cho xe ngựa, xe trượt tuyết.
  • Thu gom gia súc, lương thực, cây trồng, công cụ...
  • Di dời 60.000 người Nga sang phía Tây.
  • Phá hoại 1.000 km đường sắt, 1.300 km đường dây điện thoại, điện báo.
  • Rà soát lại các kế hoạch phòng ngự, bố trí lại nhân sự.
  • Giữ bí mật và tiến hành nghi binh che giấu các hoạt động rút quân.

Lực lượng của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) phòng ngự tại "chỗ lồi" Rzhev - Vyazma đầu năm 1943 gồm có:

  • Tập đoàn quân 9 do Đại tướng Walter Model chỉ huy, thành phần gồm có:
  • Tập đoàn quân 4 do Đại tướng Gotthard Heinrici chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 12 của Thượng tướng Bộ binh Walther Graeßner, gồm 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 27 của Thượng tướng Bộ binh Walter Weiß, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 43 của Thượng tướng Bộ binh Karl von Oven, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn bộ binh.
  • Tập đoàn quân xe tăng 3 do Đại tướng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 46 của Trung tướng Hans-Karl von Esebeck, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn bộ binh
    • Quân đoàn xe tăng 56 của Thượng tướng Thiết giáp Ferdinand Schaal, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 9 của Thượng tướng Bộ binh Hans Schmidt, gồm 5 sư đoàn bộ binh
    • Quân đoàn bộ binh 20 của Thượng tướng Pháo binh Rudolf Freiherr von Roman, gồm 3 sư đoàn bộ binh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Rzhev-Vyazma_(1943) http://rus-sky.com/history/library/w/ http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/grossman/01.html http://militera.lib.ru/h/isaev_av6/12.html http://militera.lib.ru/h/kirichenko_pi/05.html http://militera.lib.ru/h/zevelev_ai/02.html http://militera.lib.ru/memo/german/guderian/09.htm...